CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ VÀ GIẢI PHÁP TỰ ĐỘNG DMD

Trụ sở : 1/39/174 Tam Trinh , P.Yên Sở , Q.Hoàng Mai , TP Hà Nội

Chi nhánh : km9 đường 55, TT. Nam Giang, H. Nam Trực, Nam Định

Hotline: 0983.586.280 - (024).8589.0666

Hệ thống thông gió cho tầng hầm

31-10-2022

Đánh giá

Thông tin chi tiết cửa thông gió điều khiển điện cho tầng hầm

Ngày nay, thiết kế cửa thông gió cho tầng hầm là một điều vô cùng quan trọng và cần thiết, đặc biệt là tại các thành phố lớn đông dân số như Hà Nội và Hồ Chí Minh. Bởi vì diện tích đất có hạn nên các tòa nhà cao tầng, trung tâm thương mại,... đa số đều tận dụng mặt bằng dưới lòng đất để xây dựng hầm gửi xe, kho hàng, phòng kỹ thuật,...Do đó, trong bài viết dưới đây chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu các vấn đề liên quan đến cửa thông gió điều khiển điện cho tầng hầm nhé.

he_thong_thong_gio_ham_toa_nha

Hệ thống thông gió cho tầng hầm

Thế nào là hệ thống thông gió cho tầng hầm?

Thông gió tầng hầm hay còn được gọi là hệ thống hút và thổi gió trong tầng hầm. Bởi vì không khí lưu thông trong tầng hầm rất ẩm thấp, nhiều khói thải do đó cần đến giải pháp thông gió tầng hầm nhằm trao đổi khí giữa bên trong và bên ngoài môi trường. Sự trao đổi này giúp cho không khí tại tầng hầm được thoáng mát, sạch sẽ hơn và đảm bảo cung cấp đủ oxy cho hoạt động của con người.

Cửa thông gió tại tầng hầm sẽ sử dụng quạt hướng trục đặt tại mỗi tầng, hút khói thải từ các tầng hầm lên ống thải khói ở tầng 1 và đi ra ngoài. Ngoài ra, hệ thống thông gió còn đóng một vai trò quan trọng nữa đó là đảm bảo an toàn trong các trường hợp hỏa hoạn, cháy nổ.

Cấu tạo cửa thông gió điều khiển điện cho tầng hầm

Dưới đây là cấu tạo đầy đủ nhất của cửa thông gió điều khiển điện cho tầng hầm mà có thể bạn chưa biết.

Hệ thống điện và điều khiển thiết bị

Đối với cửa thông gió điều khiển điện cho tầng hầm bao gồm hệ thống điện cấp nguồn cho tất cả các thiết bị của hệ thống thống thông gió và hệ thống điều khiển tất cả những thiết bị thuộc hệ thống. Trong đó, hệ thống điện cấp nguồn gồm có tủ điện động lực cấp nguồn tại tầng áp mái và tủ điện động lực cấp nguồn cho toàn bộ quạt. 

so_do_he_thong_thong_gio

Cấu tạo cửa thông gió cho tầng hầm

Trong bản vẽ thiết kế của cửa thông gió đã chỉ ra sơ đồ và và thông số của những thiết bị bảo vệ và điều khiển các thiết bị khác. Tuy nhiên, chỉ trước khi chế tạo và lắp đặt các thông này mới được kiểm tra để xác nhận công suất phù hợp với động cơ điện.

Kênh dẫn gió

Kênh dẫn gió bao gồm 2 kênh chính là kênh gió điều áp và kênh dẫn hút khói.

Vật liệu làm kênh dẫn gió

Các vật liệu để sử dụng làm hệ thống thông gió tăng áp, hút khói đều phải đảm bảo đạt tiêu chuẩn cho từng hạng mục công trình riêng biệt. Tùy vào thiết kế, không gian nơi đó mà các vật liệu dùng để làm sẽ khác nhau.

Tuy nhiên, một vật liệu không thể thiếu khi gia công kênh dẫn gió là tôn tráng kẽm. Đây là loại tôn được mạ kẽm theo kiểu nhúng nóng và có độ chịu lửa lên tới 0.75h. Đặc biệt, các loại tôn tráng kẽm được đưa vào sử dụng ở công trình phải mới nguyên và ở dạng cuộn hoặc tấm rời, đã qua kiểm duyệt của kiến trúc sư.

Phụ kiện đính kèm kênh dẫn gió

Thiết bị đính kèm với kênh dẫn gió bao gồm cửa thổi phân phối gió và van điều chỉnh lưu lượng trên kênh gió. Đối với cửa thổi phân phối gió, tất cả các cửa đều được làm từ nhôm định hình và sơn tĩnh điện để giúp thiết bị được bền chắc hơn. Còn van điều chỉnh lưu lượng gió có tác dụng điều chỉnh phân phối đều gió cho hệ thống điều áp. Độ chịu lửa của van gió là 45 phút.

he_thong_cung_cap_khi_tuoi_cho_ham_toa_nha

Hệ thống thông gió giúp không khí trong tầng hầm được thoáng mát hơn

Các bước lắp đặt cửa thông gió điều khiển điện cho tầng hầm

Để phát huy tối đa ưu điểm của cửa thông gió, chúng ta cần phân tích và thiết kế hệ thống sao cho phù hợp với tầng hầm nhất. Vì vậy, dưới đây là 4 bước cơ bản nhất mà bạn có thể tham khảo:

Bước 1: Khảo sát và kiểm tra địa hình

Trước khi thực hiện lắp đặt bất cứ một thiết bị nào chúng ta cũng cần phải khảo sát không gian, địa hình nơi đó như thế nào để lắp đặt cho đúng. Đơn vị thực hiện cần khảo sát về các thông tin như diện tích, chiều cao, hệ thống cơ sở hạ tầng,...để tìm ra phương án phù hợp với mình.

Bước 2: Thiết kế thông gió

Sau khi đã khảo sát xong và có phương án thực hiện, đơn vị cung cấp dịch vụ sẽ đến với việc thiết kế hệ thống tổng quan về vị trí lắp đặt dự kiến của ống dẫn khí, đường thông gió,...

Bước 3: Tính toán lưu lượng gió

Dựa vào thông số và vị trí lắp đặt người ta sẽ tiến hành tính toán lưu lượng gió, cột áp tổn thất. Đây là bước cực kỳ quan trọng, đòi hỏi sự cẩn thận từ người làm bởi nó ảnh hưởng tới hiệu quả công suất của hệ thống. Ngoài ra, bạn cũng cần tính toán lượng đầu cấp và hút, miệng gió.

Bước 4: Lựa chọn cửa thông gió phù hợp

Mỗi loại quạt thông gió sẽ có những thông số kỹ thuật khác nhau. Vì vậy, dựa vào những thông số mà bạn đã tính toán ở trên để lựa chọn sản phẩm phù hợp với nơi đó.

Trên đây là những thông tin cơ bản về cửa thông gió điều khiển điện cho tầng hầm. Hy vọng qua thông tin của bài viết, bạn đã hiểu rõ hơn về hệ thống thông gió này cũng như các bước lắp đặt thiết bị thông gió. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì có thể liên hệ với chúng tôi tại đây.

LIÊN HỆ

Trụ sở : 1/39/174 Tam Trinh, P. Yên Sở, Q. Hoàng Mai, TP Hà Nội

Chi nhánh : km9, đường 55, TT. Nam Giang, H. Nam Trực, Nam Định

Điện thoại : 0335 104 885

Hotline/Zalo : 0983.586.280

Email : [email protected]

Website : www.giaiphaptudong247.com

dathongbaobocongthuong
1
Bạn cần hỗ trợ?